Quảng bá dịch vụ thư viện trong kỷ nguyên số tới sinh viên

Công nghệ đã trở thành tâm điểm trong cuộc sống ngày nay và dịch vụ thư viện không phải ngoại lệ với việc ứng dụng những phát kiến mới nhất nhằm thu hút sinh viên.

Xây dựng thư viện không giới hạn với dịch vụ số

“Khi số hóa các dịch vụ thư viện, chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều sinh viên và giảng viên hơn. Chúng tôi trở thành thư viện không bị giới hạn bởi không gian vật lý và có thể cung cấp dịch vụ cho người dùng mọi lúc, mọi nơi”, ông David Howard, Giám đốc Thư viện Đại học RMIT (Australia), chia sẻ trong hội thảo mới đây của RMIT Việt Nam – “Thư viện đại học trong thế giới hậu COVID”. Sự kiện thảo luận về những kinh nghiệm cũng như chiến lược phát triển thư viện trong và sau đại dịch COVID-19 với sự tham dự của hơn 50 thư viện đại học trên cả nước.

Một trong những công nghệ số được ứng dụng tại thư viện RMIT Việt Nam là trí tuệ nhân tạo (AI), mang đến cho người dùng cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên khổng lồ hiệu quả hơn. Để hiện thực hóa điều này, thủ thư cần nhanh chóng nâng cao kỹ năng, hỗ trợ sinh viên và giảng viên trong việc sử dụng AI một cách chính thống.

Ông David Howard, Giám đốc Thư viện Đại học RMIT (Australia), tại hội thảo “Thư viện đại học trong thế giới hậu COVID” do RMIT Việt Nam tổ chức gần đây.

Ông Howard gợi ý rằng các thư viện đại học có thể bắt đầu hành trình AI với bốn công cụ chính: Tome – tạo bản thuyết trình thông qua từ khóa, OpenAI-ChatGPT – tạo văn bản bằng từ khóa, Glasp – sắp xếp ý tưởng và nguồn, và Pollinations – thu thập hình ảnh với từ khóa.

Các diễn giả từ RMIT cũng chia sẻ kinh nghiệm về cách khai thác và ứng dụng Tài nguyên giáo dục mở (OER) để hỗ trợ hoạt động dạy và học tại các cơ sở ở Việt Nam.

OER là một loại tài nguyên cung cấp truy cập trực tuyến và miễn phí cho giáo viên và sinh viên trên toàn thế giới. Thư viện RMIT Việt Nam đã khởi động sáng kiến OER để nâng cao nhận thức và tiến hành các hội thảo đào tạo cho thủ thư, giảng viên và sinh viên từ năm 2016.

Để bắt đầu dự án OER, quan trọng là cần phát triển bộ hướng dẫn OER, nâng cao nhận thức của người dùng tiềm năng, nâng cấp kỹ năng cho thủ thư và giảng viên, cũng như lồng ghép OER vào các hoạt động của thư viện.

Tuy nhiên, không phải lúc nào quá trình số hóa cũng dễ dàng đối với các thư viện đại học.

Ông Howard bổ sung: “Chúng ta cần đảm bảo duy trì hỗ trợ cá nhân cho sinh viên ở mức độ cao. Có được thủ thư lành nghề đằng sau các dịch vụ số của chúng tôi là điều hết sức quan trọng. Đội ngũ thủ thư giàu chuyên môn giúp chúng tôi có được kết quả số hóa tốt nhất cho sinh viên, các nghiên cứu viên và giảng viên”.

Lấy sinh viên làm trung tâm: mô hình bền vững cho tương lai

Theo ông Rex Steiner, Quản lý cấp cao Dịch vụ thư viện và kỹ thuật số RMIT Việt Nam, việc khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động của thư viện mang lại nhiều lợi ích.

“Điều này sẽ giúp sinh viên nắm rõ tất cả các hoạt động, dịch vụ và tài nguyên của thư viện, đồng thời được cập nhật về các sự kiện đang diễn ra. Đặc biệt, mô hình này còn cho phép sinh viên nhận biết những lợi ích khác nhau khi làm quen với các dịch vụ và tài nguyên của thư viện”.

Mô hình lấy sinh viên làm trung tâm tại thư viện RMIT Việt Nam đang ứng dụng những thay đổi mới nhất và nội dung hoàn toàn mới, bên cạnh việc đón nhận sự đa dạng và hòa nhập.

Trong hai năm qua, trường đã tổ chức thành công nhiều sự kiện theo mô hình lấy sinh viên làm trung tâm như “Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thư viện”, “Hội thi cảm nhận về sách” và “Chuỗi sự kiện chào đón tân sinh viên”.

“Xây dựng thư viện mơ ước” là ví dụ tiêu biểu của mô hình lấy sinh viên làm trọng tâm của thư viện RMIT.

Ngoài ra, vào năm 2021, RMIT đã chuyển sự kiện lớn nhất trong năm - “Xây dựng thư viện mơ ước” sang hình thức trực tuyến. Đây là cuộc thi cho phép sinh viên thiết kế và đưa ra các tính năng mà họ muốn hiện thực hóa. Với mô hình hướng tới tương lai này, số lượng sinh viên tham gia tăng lên đáng kể với hơn 300 em.

Thư viện RMIT đã duy trì các hoạt động phục vụ sinh viên và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với sinh viên trong giai đoạn trong và sau COVID-19.

Mô hình sự kiện lấy sinh viên làm trung tâm với cách tiếp cận tích hợp cả hoạt động trực tiếp và trực tuyến đã chứng minh được tính hiệu quả trong thời kỳ COVID-19 và có khả năng duy trì trong tương lai.

Mô hình sự kiện lấy sinh viên làm trung tâm của thư viện RMIT với cách tiếp cận tích hợp giữa hoạt động trực tiếp và trực tuyến đã chứng minh được tính hiệu quả.

Ông Steiner chia sẻ: “Chìa khóa dẫn đến thành công lâu dài cho sinh viên và thủ thư trong mô hình lấy sinh viên làm trung tâm là thiết lập các mối quan hệ tích cực thông qua giao tiếp ý nghĩa. Thủ thư cần đặt mình vào vị trí của sinh viên, sẵn sàng lắng nghe và đồng cảm với các em”.

Thay đổi để phát triển

Thư viện không nên là nơi chỉ dành để đọc. Đối với RMIT, thư viên đại học là để tăng cường và nâng cấp khả năng truy cập thông qua việc thúc đẩy mô hình thư viện tích hợp, các tài nguyên và dịch vụ có thể truy cập và hiển thị, đồng thời tổ chức các buổi đào tạo trực tuyến cho người dùng.

Nguồn: rmit.edu.vn